Phương châm tác chiến Trận_Tỉnh_Hình

Về phía quân Triệu. Lý Tả Xa là mưu sĩ của nước Triệu bàn với Trần Dư nên dùng "xuất kỳ, cố thủ" để phá cuộc tiến công của Hàn Tín. Ông cho rằng quân Hán đi xa nước mà đánh... vận lương nghìn dặm, quân sĩ có dáng đói, đợi hái củi, cắt cỏ mà nấu ăn, lính tráng không được no. Nay đường ở tỉnh Hình, không thể đi hai xe một lần. Quân kỵ không thể sắp thành hàng, đi vài trăm dặm thì thế nào lương thực cũng tụt lại sau[4]

Từ nhận định trên, Lý Tả Xa chủ trương phòng ngự tích cực có cố thủ chốt giữ, có xuất kích vu hồi vào sau lưng đối phương chứ không chủ trương án binh bất động như Trần Dư. Lý Tá Sa vạch ra kế hoạch tác chiến đệ trình lên Trần Dư:

  • Lý Tả Xa dẫn ba vạn kỵ binh, đi theo đường tắt vu hồi vào sau lưng quân Hán để chặn đường vận tải và chặn đường rút lui của quân Hán.
  • Trần Dư cùng với số quân còn lại đào hào cho sâu đắp thành cho cao, giữ chặt lấy thành đừng đánh với họ[4].
  • Kế hoạch này mang rõ tính phòng ngự tích cực bằng tiến công, đã được các nhà lý luận quân sự từ xưa tới nay đều nhất trí cho rằng đó là cách phòng ngự có hiệu quả nhất, nếu được Trần Dư chấp thuận thì quân Hán tiến lên trước không được đánh, mà lui lại không được về, tôi dùng kỵ binh chặn đằng sau, khiến cho họ không thể cướp được gì ở ngoài đồng. Như thế không đầy 10 ngày, đầu hai tướng sẽ nộp dưới cờ. Xin ngài lưu ý đến kế của tôi. Nếu không thế nào cũng bị hai tên ấy bắt[4]
  • Phương châm của Trần Dư là "Dĩ dật đãi lao" kế thường dùng trong binh pháp. Ỷ thế vào đội quân của mình vừa đông vừa mạnh, lại chốt dữ sẵn ở nơi hiểm yếu; trong khi quân Hán vừa ít lại vừa từ xa ngàn dặm đến và đã mệt mỏi vì chiến đấu lâu ngày, ông đã chủ quan và nghĩ "xuất kỳ cố thủ" không phải là kế hay của quân Triệu. Từ nhận định trên ông chủ trương cứ chốt giữ rồi đợi đối phương đến sẽ quyết chiến, cho nên ông chỉ lăm le đợi quân Hán đến là tấn công. Thế là do chủ quan, kiêu ngạo, khinh địch, nên ông đã bỏ phí mất thế lợi sẵn có của mình.

Về phía quân Hán Hàn Tín đã sớm phát hiện và phán đoán được đúng ý đồ của Trần Dư, mặc dù ít quân, mệt mỏi, không được lợi thế nhưng vẫn giữ vững quyết tâm tiến thẳng vào nước Triệu và dùng lối đánh sở trường: đánh dứ ở trước mặt kết hợp với thọc sâu vu hồi đánh vào sau lưng, để kéo quân Triệu ra khỏi chốt đánh đòn tiêu diệt ở trận địa đã được chuẩn bị sẵn. Khi còn cách cửa tỉnh Kinh 30 dặm, Hàn Tín cho quân dừng lại cắm trại nhằm chuẩn bị thêm và thẩm tra lại lần cuối tình hình quân Triệu. Thấy ý đồ Trần Dư không thay đổi, ngay từ nửa đêm hôm đó, Hàn Tín đã bày xong thế trận hình chữ U. Với cách bố trí lực lượng như sau:

  • Chọn hai nghìn quân trang bị nhẹ làm nhiệm vụ kỳ binh, mỗi người cầm một lá cờ đỏ lặng lẽ băng núi vu hồi vào nằm phục sẵn sau lưng nơi quân Triệu đóng quân.
  • Cử một vạn quân đi trước bày trận quay lưng ra sông (vì thế còn được gọi là trận bối thủy). Nhiệm vụ của một vạn quân này là chuẩn bị sẵn chiến địa, dương cờ đại tướng, đánh trống khua chiêng để nhử quân Triệu chui ra khỏi thành.
  • Lấy số quân còn lại lập đội tiên phong, tiến vào cửa Tỉnh Kinh để khiêu chiến.

Liên quan